Yogi là gì? Thế nào là một Yogi chân chính?

Yogi là gì?

Một cách đơn giản để hiểu, yogi là một người luyện tập yoga. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ thực hành một số bài tập đơn giản trong suốt cuộc đời, bạn có trở thành 1 yogi không? Đương nhiên là không rồi. Định nghĩa về yogi được đưa ra một cách chung chung đơn giản nhưng chúng ta cần hiểu sâu hơn những định nghĩa nhỏ “luyện tập”, “yoga”.

“Luyện tập” có nghĩa là 1 yogi sẽ thực hiện các bài tập yoga liên tục lặp lại để đạt được và duy trì thành thạo bài tập đó. Theo kinh nghiệm cá nhân, việc thực hành yoga cần được duy trì đều đặn ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần kéo dài 1 tiếng. Nếu bạn thực hành ít hơn, lợi ích luyện tập vẫn có nhưng không đủ để bạn tiến bộ và cải thiện sức khỏe. Việc luyện tập và duy trì trong một thời gian dài chính là cam kết của bạn trên con đường Yoga. Thông thường, 1 yogi luôn thực hành luyện tập yoga trong suốt cuộc đời (thông thường chứ không phải luôn luôn nha).


Yogi là gì? Thế nào là một Yogi chân chính?

Ở Việt Nam, việc thực hành luyện tập yoga chủ yếu dừng lại ở các bài tập nâng cao thể lực (asana) và kết hợp một chút về kỹ thuật thở (breath techniques – pranayama). Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ trong Yoga chân chính lâu đời từ Ấn Độ. Theo truyền thống, một yogi, ngoài asana và pranayama, sẽ tiếp cận nhiều hơn tới các khái niệm của yoga như thiền định (meditation), mudra, mantra, tapas, yogic, philosophy, bhakti yoga, karma yoga,…..


Yogi là gì? Thế nào là một Yogi chân chính?

Tần suất, mục tiêu và chiều sâu luyện tập mà bạn thực hành yoga phụ thuộc vào lựa chọn của bạn trong việc tiếp cận luyện tập. Những lợi ích của yoga mang lại cho chúng ta ở những cấp độ khác nhau. Có 4 cấp độ luyện tập trong hệ thống Ashramas: brahmacharya (young student – người trẻ), grihasta (household – người đã có gia đình), vanaprasthya (hermit – người đi tu), and samnyasa (monk – ẩn sĩ). Hầu hết chúng ta đang ở cấp độ Grihasta – sống cuộc sống bình thường với gia đình, có công việc và mối quan hệ bình thường.

Ngoài ra, theo Yoga-Bhashya, lời truyền từ lâu đời cũng đưa ra 4 cấp độ luyện tập của yogi: prathama-kalpika (beginner), madhu-bhumika (honeyed level), prajna-jyotis (illuminated) and, atikranta-bhavaniya (transcended).


Yogi là gì? Thế nào là một Yogi chân chính?

Nếu bạn kết hợp 2 khái niêm trên về cấp độ yogi, bạn có thể kiểm tra xem mình đang ở cấp độ nào và bạn muốn tiến tới cấp độ nào trong quá trình luyện tập. Một khi đã tìm ra, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi trong quá trình luyện tập. Điều quan trọng ở đây là hãy chấp nhận cấp độ hiện tại của bạn, điều này rất có ý nghĩa trong việc tiến xa hơn lên cấp độ cao hơn.

Nếu bạn đang ở ranh giới tiếp cận giữa 2 cấp độ, bạn có thể tự tìm cho mình cách kết hợp sâu hơn để thay đổi, để đạt được sự tĩnh tâm và cảm nhận tốt hơn trong cuộc sống. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, sẽ thật là tuyệt vời nếu bạn có thể trãi nghiệm cấp độ cao như như hermit thông qua việc tổ chức những kỳ nghỉ để thực hành và chỉ thực hành yoga, hay 1 lộ trình trị liệu trong thời gian ngắn.

Sauk hi đọc các khái niệm và thông tin ở trên, bạn thử xem xem mình đã là 1 yogi chưa nhé, và hiện tại bạn đang ở cấp độ nào của yogi rồi? Hãy chia sẻ ý kiến cá nhân và quá trình luyện tập yoga của bạn ở bên dưới nha.

Chúc bạn luôn hạnh phúc! Làm việc mình yêu, theo cách mình yêu!

Bài viết có sử dụng hình ảnh từ anh Trương Huy Khánh, Yoga Khang Anh.
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *