Tư thế Cây Cung là 1 trong 12 tư thế cơ bản của Hatha Yoga. Đây cũng là 1 trong 3 thư thế uốn lưng. Tư thế này giúp bạn dần dần trở lên linh hoạt hơn với lưng của mình
NỘI DUNG
Những điều bạn cần biết trước khi thực hiện tư thếcây cung
Bạn cần đảm bảo rằng sẽ thực hiện tư thế này sau bữa ăn tầm 4-5 tiếng. Đây là thời gian cần thiết để thức ăn có thể tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho bạn trong suốt buổi tập.
Và thực hành Yoga tốt nhất là vào buổi sang. Nhưng nếu bạn không sắp xếp được thì có thể thực hiện buổi tối

Cấp độ: Cơ bản
Loại hình: Vinyasa
Thời gian giữ: 15 – 20 giây
Căng cơ: Bụng, cổ, đùi, mắt cá chân, họng, phần trước của cơ thể
Tăng cường sức mạnh cho lưng
Cách thực hiện tư thế cây cung
- Nằm sấp xuống sàn. Thả lỏng hông, 2 tay xuôi theo thân
- Nhẹ nhàng gập 2 chân, 2 tay nắm lấy 2 mắt cá chân
- Hít vào, nâng ngực và chân lên khỏi sàn
- Nhìn thẳng, thư giãn cơ mặt
- Giữ tư thế và tập trung vào hơi thở. Cả cơ thể bạn lúc này trông như 1 cây cung
- Khi bạn cảm thấy thoải mái với tư thế, hãy hít thở dài và sâu
- Tầm 15-20 giây giữ tư thế, sau đó hãy thở ra và thả lỏng.
Những lưu ý và chống chỉ định
Bạn cần lưu ý một số điều sau khi thực hiện tư thế cây cung
- Bạn không nên thực hiện tư thế này nếu bạn bị thoát vị đĩa điệm, bị cao huyết áp hay huyết áp thấp, đau ở lưng dưới, đau nửa đầu, chấn thương ở cổ, hoặc bạn vừa trải qua phẫu thuật phía bụng dưới
- Phụ nữ có thai tuyệt đối không được thực hiện tư thế này.
Nếu bạn là người mới, sẽ hơi khó khăn để nâng đùi lên khỏi sàn. Hãy đặt dưới đùi bạn 1 cái chăn để hỗ trợ nâng đùi và có thể kéo chúng lên khỏi sàn.
Tư thế nâng cao biến thể của tư thế cây cung là tư thế cây cung nằm. Bạn sẽ thực hiện tư thế cây cung nhưng một bên thân bạn nằm xuống sàn. Giữ tư thế này 20-30 giây và đổi bên. Tư thế này rất tốt cho cơ bụng của bạn

Tác dụng của tư thế cây cung
- Tăng cường sức mạnh của lưng cũng như cơ bụng dưới của bạn
- Tư thế này giúp kích thích cơ quan sinh sản của bạn
- Giúp bạn mở ngực, mở vai và cổ
- Căng cơ đùi và tay
- Giúp lưng bạn ngày càng linh hoạt
- Giải tỏa căng thẳng
- Cơ thể bạn sẽ ngày càng thả lỏng nếu thực hiện thường xuyên
- Tư thế này cũng rất tốt cho những ai mắc các bệnh liên quan đến thận
Luyện tập Yoga bạn cần chú ý tới cột sống, vì đây là phần quan trọng của cơ thể. Cột sống là chìa khóa, là gốc rễ của cả cơ thể. Tư thế Cây Cung này tác động nhiều vào cột sống. Nếu bạn thực hành đúng cách, nó sẽ giúp cột sống của bạn khỏe mạnh hơn. Hãy thật chậm rãi, thư giãn và thực hành trong khả năng của mình. Lắng nghe cơ thể bạn, đừng có quá gắng sức quá, sẽ tác động xấu lên cột sống của bạn.
[wpcc-iframe width=”618″ height=”348″ src=”https://web.archive.org/web/20180630165539if_/https://www.youtube.com/embed/Y8qOdJzStmc?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Tư thế cây cung của các chị em Yoga Lovers
Tư thế trước tư thế Cây Cung
- Tư thế rắn hổ mang
- Tư thế châu chấu
- Tư thế Anh hùng nằm ngửa – gập chân nằm ngửa
- Tư thế anh hùng – ngồi gập chân
- Tư thế chó ngửa mặt
- Tư thế cây cầu
- Tư thế đứng bằng vai
Tư thế tiếp sau tư thế cây cung
- Tư thế con cá
- Tư thế cây cầu
- Tư thế bánh xe
- Tư thế chó ngửa mặt
- Tư thế con lạc đà
Bây giờ bạn đã hiểu hơn về tư thế cây cung rồi đúng không? Hãy thực hành thường xuyên nhé. Một ngày nào đó nó sẽ giúp lưng bạn linh hoạt và thư giãn tuyệt vời đó. Chỉ cần thực hành và thực hành thôi
Chúc bạn ngày vui!
Namaste.