Tác Dụng Và Cách Thực Hiện Tư Thế Chim Bồ Câu

  • Tên tiếng Việt: Tư thế Chim Bồ Câu
  • Tên tiếng Phạn: Raja Kapotasana
  • Tên tiếng Anh: King Pigeon Pose

Tư thế chim bồ câu là tư thế được thực hiện ở vị trí ngồi. Đây là tư thế uốn lưng, ưỡn ngực giống như một con chim bồ câu. Tư thế chim bồ câu là một trong những tư thế nâng cao.

Tác Dụng Và Cách Thực Hiện Tư Thế Chim Bồ Câu

Thật tuyệt vời nếu bạn có thể thực hành vào buổi sáng sớm, nhưng nếu bán không thể dậy sớm, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tư thế này vào buổi tối. Hãy đảm bảo rằng bạn thực hành sau bữa ăn từ 4-5 tiếng, để đảm bảo không ảnh hưởng đến dạ dày và thức ăn tiêu hóa cũng đủ cung cấp năng lượng cho bạn

  • Cấp độ: Nâng cao
  • Loại hình: Vinyasa
  • Thời gian giữ: 30 – 60s
  • Lặp lại: mỗi chân 1 lần
  • Tác động: Lưng, Khớp, Đùi

 

Tác Dụng Và Cách Thực Hiện Tư Thế Chim Bồ Câu

Cách Thực Hiện Tư Thế Chim Bồ Câu

  1. Ngồi xuống sàn, đầu gối đặt dưới hông, tay trước vai
  2. Nhẹ nhàng trượt đầu gối phải về trước ngay dưới cổ tay phải. Trong khi bạn thực hiện, chú ý đặt cẳng chân phải dưới thân và ở phía trước đầu gối trái của bạn.
  3. Từ từ trượt chân trái về phía sau, Kéo căng đầu gối với phần đùi trong dưới sàn. Mông phải hạ xuống sàn. Gót chân phải ở phía trước hông trái.
  4. Bạn có thể xoay đầu gối phải về phía bên phải sao cho nó nằm ngoài đường thẳng hông.
  5. Mở rộng chân trái ra khỏi hông. Hít thật sâu, khi thở ra hãy uốn cong chân trái, đẩy thân mình căng ra trước càng nhiều càng tốt để đầu bạn dần dần chạm vào bàn chân.
  6. Nhấc cánh tay lên, từ từ gập khuỷu tay, dung tay bạn nắm lấy bàn chân và đưa về phía đầu.
  7. Giữ cho xương chậu thẳng đứng. Sau đó nâng vành dưới của sườn lên, đẩy ngực hướng lên trần nhà.
  8. Giữ tư thế tầm 30-60s. Sau đó thả tay xuống sàn và thư giãn đầu gối. Nhẹ nhàng đổi bên với chân trái hướng lến trước. Chú ý hít thở đều theo từng nhịp.

Lưu Ý Và Chống Chỉ Định Khi Thực Hiện Tư Thế Chim Bồ Câu

Một số điểm lưu ý khi bạn thực hành tư thế này:

  1. Tư thế cần được thực hiện dưới sự giám sát của giáo viên hướng dẫn vì đây là một tư thế nâng cao, Chỉ cần sai động tác một chút sẽ tác động xấu tới cơ thể bạn. Bạn chỉ nên thực hành tư thế này sau một vài tháng tập luyện yoga đều đặn. Đây không phải là tư thế cho người mới.
  2. Không thực hành tư thế này nếu bạn có vấn đề về mắt cá chân, đầu gối hoặc xương khớp.

Khi bắt đầu thực hành tư thế này, bạn sẽ khó mà dùng tay nắm lấy bàn chân được. Để hỗ trợ, bạn có thể dùng them dây đai hỗ trợ bằng cách vòng dây qua lòng bàn chân và từ từ dùng tay kéo bàn chân về phía đầu

Tư thế này có thể tạo thành 1 chuỗi đẹp mắt. 2 tư thế tiếp theo sau biến thể của tư thế chim bồ câu sẽ  khó hơn chút.

  1. Tư thế nâng cao 1: Chân trước sẽ ở tư thế gập trước.
  2. Tư thế nâng cao 2: Chân trước và chân sau sẽ tạo thành 1 đường thẳng (giống tư thế xoạc dọc)

Tác Dụng Của Tư Thế Chim Bồ Câu

  1. Giúp kéo căn toàn bộ thân dưới
  2. Tác động tới toàn bộ cơ quan nội tạng, kích thích tiêu hóa
  3. Giúp giảm đau lưng
  4. Giúp hông linh hoạt hơn, giảm khả năng bị chấn thương
  5. Giải tỏa căng thẳng, lo âu
  6. Giúp mở rộng ngực, vai tốt hơn
  7. Cải thiện chức năng sinh sản và tiết niệu

Khi thực hiện tư thế chim bồ câu, bạn sẽ cần kết hợp sức mạnh và tính linh hoạt trong toàn cơ thể. Hông, lưng, vai của bạn cần cực kỳ linh hoạt. Một số người phải mất nhiều thời gian mới có thể thực hành thành thạo tư thế này.

Tư thế chim bồ câu cũng tăng khả năng của hông, giúp hông linh hoạt hơn.

Tư thế chim bồ câu nâng cao với động tác uốn lưng sâu chỉ nên được thực hiện khi bạn đã ở trình độ cao.

Cùng xem màn trình diễn tư thế chim bồ câu và biến thể của YogaLovers Việt Nam Nhé

[wpcc-iframe width=”618″ height=”348″ src=”https://web.archive.org/web/20181018134333if_/https://www.youtube.com/embed/YDu0ZzhXytI?feature=oembed” frameborder=”0″ allow=”autoplay; encrypted-media” allowfullscreen]

Tư thế trước tư thế chim bồ câu

  • Tư thế ngồi góc cố định – Baddha Konasana
  • Tư thế rắn hổ mang – Bhujangasana
  • Tư thế mặt bò – Gomukhasana
  • Tư thế cây cầu – Setu Bandhasana
  • Tư thế anh hùng nằm ngửa – Supta Virasana
  • Tư thế góc cố định nằm ngửa – Supta Baddha Konasana
  • Tư thế góc mở rộng – Utthita Parsvakonasana
  • Tư thế tam giác mở rộng – Utthita Trikonasana
  • Tư thế anh hùng – Virasana
  • Tư thế cái cây – Vrikshasana

Tư thế tiếp sau tư thế Chim Bồ Câu

  • Tư thế chó cúi mặt – Adho Mukha Svanasana
  • Tư thế đứng gập người – Uttanasana
  • Tư thế vặn cột sống – Ardha Matsyendrasana

Tư thế chim bồ câu là tư thế giúp kéo căng vùng lưng và hông, đòi hỏi sự nỗ lực luyện tập lâu dài của bạn. Với những thông tin tham khảo ở trên, chắc hẳn bạn đã biết cách thực hiện rồi đúng không? Hãy thực hành và chia sẻ cùng mọi người kinh nghiệm luyện tập của bạn nhé.

Chúc bạn luôn thân tâm an lạc!

Namaste!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *