Tại sao ngày nay càng ngày càng có nhiều người đều tiến tới việc loại bỏ tiêu thụ những sản phẩm từ lúa mì và các sản phẩm không có gluten?
Dường như mỗi giây phút trôi qua, con người ta lại ngày càng bị dị ứng, không dung nạp hoặc tiêu thụ được các sản phẩm từ lúa mỳ ngày nay. Tiêu thụ sản phẩm lúa mì không chỉ là đi ngược lại xu hướng, mà có những lý do rất vững chắc sau sự thay đổi này. Nhiều người tự hỏi, điều gì đã thay đổi trong cơ thể làm cho chúng ta bị dị ứng với loại thực phẩm mà chúng ta đã ăn trong nhiều thế kỷ? Tuy nhiên, câu trả lời chúng ta đang tìm kiếm không liên quan gì đến cơ thể chúng ta, đó là lúa mỳ đã thay đổi.

Hãy tìm hiểu sâu hơn để khám phá về nguồn gốc của lúa mỳ, làm thế nào lúa mỳ ngày nay lại không tốt cho cơ thể nữa?
Lịch Sử của Lúa Mỳ
Cho đến nay, lúa mỳ đã được sử dụng làm thực phẩm trong rất nhiều nay. Cây lúa mỳ là cây trồng thống trị ở nhiều nước trên thế giới, được sử dụng chủ yếu làm thức ăn. Lúa mỳ có từ khoảng 10.000 năm trước ở vùng Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ như là một phần của cuộc cách mạng đồ đá mới. Kể từ đó, nhân loại đã tìm cách để có được nhiều hơn và nhiều hơn nữa hạt vàng này.
Đến những năm 1870, ngành công nghiệp thép phát triển, cuộc cách mạng xay xát hạt bắt đầu hình thành khiến cho việc sản xuất bột mịn trắng nhanh hơn và dễ dàng hơn so với phương pháp nghiền đá cũ. Điều này làm cho bột mỳ rẻ hơn và được lưu trữ tốt hơn.
Đến thời gian gần đây, những năm 1950 và 1960, cuộc cách mạng xanh của thế giới nghiên cứu ra giống lúa mỳ mới có năng suất cao hơn hẳn so với giống cũ.
Rất nhiều loại hạt lúa mỳ đã được nghiên cứu ra đời, với sự can thiệp của thuốc trừ sâu. Người ta cho rằng điều này thật tuyệt vời vì sản phẩm ra đời sau bao giờ cũng tốt hơn bao giờ hết.
Kết quả của cuộc cách mạng xanh đã cứu được hàng tỷ mạng sống, chấm dứt nạn đói. Tuy nhiên, con người cũng đang gặp phải những vấn đề lớn về sức khỏe trên toàn cầu.
Cuộc cách mạng xanh dường như là một chiến thắng lớn cho các công ty sản xuất, và hệ quả của nó là các vấn đề liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng.
Thực tế, tiến sĩ William Davis, tác giả cuốn sách Wheat Belly đã chỉ rõ: cây lúa mỳ năng suất cao hiện nay là một sản phẩm họ hàng xa xôi của cây lúa mỳ cổ.
Những thay đổi tiếp theo
Từ sau năm 1985, bột mỳ đã trở thành loại thực phẩm rẻ tiền và trở thành nguyên liệu cho nhiều loại thức ăn khác như bánh mì, nước sốt…. Trong khi đó, lượng gia tăng năng lượng, các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, tiểu đường, các vấn đề hô hấp và dị ứng thực phẩm đã tăng lên rất nhiều.
Cơ thể con người thì vẫn vậy, thức ăn thay đổi nên vòng eo của con người cũng ngày càng tăng vì lúa mỳ mới vô tình thêm calo vào chế độ ăn của họ.
Dị ứng hô hấp là căn bệnh trở nên phổ biến của người làm bánh, ảnh hưởng đến hơn 8% số người học nghề làm bánh chỉ sau 2 năm tiếp xúc.
Tương tự như vậy, hiện tượng không dung nạp thức ăn có bột mỳ trở nên phổ biến và ảnh hưởng tới khoảng 1% dân số Tây Âu
Trong 10 năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lúa mỳ lai hiện đại, có khoảng 5% protein là những loại protein mới không có trong những cây lúa mỳ nguyên thủy, chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm hệ thống và không dung nạp gluten.
Khi cơ thể chúng ta không dung nạp glutein hoặc lúa mỳ, các tế bào đường ruột sẽ giải phóng zonulin, một loạt protein có thể phá vỡ các mối liên kết chặt chẽ của các tế bào, gây ra sự tàn phá trên cơ thể, đặc biệt là bàng quang – nơi độc tố, vi khuẩn và các hạt thức ăn không tiêu hóa thoát khỏi ruột và đi vào máu của bạn.

Làm thế nào để bạn biết rằng mình có dung nạp Gluten hay bột mỳ/lúa mỳ hay không?
Rất đơn giản, chỉ cần cắt khỏi khẩu phần ăn của bạn trong vòng 3-4 tuần các sản phẩm chứa bột mỳ và cảm nhận sự thay đổi của cơ thể.
Rất may là ở Việt Nam, bột mỳ không phải là loại thức ăn chính. Nhưng cùng với sự phát triển, ngày càng có nhiều loại đồ ăn nhanh sử dụng bột mỳ làm nguyên liệu, và có ngày càng nhiều hơn nữa người tiêu thụ những loại đồ ăn này.
Cắt giảm lượng lúa mỳ/bột mỳ ra khỏi khẩu phần ăn không có nghĩa là bạn sẽ loại bỏ hoàn toàn, có rất nhiều công thức nấu ăn tốt cho sức khỏe vẫn cần đến bột mỳ, chỉ cần không dùng nhiều quá, bạn vẫn sẽ có được những bữa ăn ngon và lành mạnh.