Om… Om… Om
Namaste!
Một trong những vấn đề của người mong muốn tập Yoga là không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào để tìm ra dạng Yoga phù hợp với bạn nhất. Hiện nay có rất nhiều hình thức Yoga và những cách kết hợp khác nhau trong các lớp Yoga. Mặc dù hầu hết các loại hình Yoga đều dựa trên nguyên lý vật lý như nhau nhưng chúng cũng có những sự độc đáo riêng, được thiết kế để phù hợp với từng đối tượng luyện tập.
Dưới đây là giới thiệu về một số loại hình Yoga cơ bản có từ lâu và vẫn đang được sử dụng hiện nay. Tại Việt Nam, các phòng tập đã thiết kế các bài tập kết hợp các loại hình với nhau để có những bài tập chuyên sâu. Tuy nhiên để bắt đầu, bạn nên hiểu khái quát về các loại hình Yoga cơ bản, có từ lâu đời để có cái nhìn đúng hơn về Yoga
-
NỘI DUNG
Hatha Yoga
Những loại hình Yoga Cơ Bản
Hatha Yoga có nghĩa là Mặt Trời (Hat) và Mặt Trăng (Ha), là sự cân bằng giữa cang và giãn, giữa vận động và nghỉ ngơi. Hatha Yoga chú trọng vào hơi thở và cách kiểm soát hơi thở, rèn luyện tâm trí kiên định
Hatha Yoga là hình thức Yoga truyền thống với nhịp độ chậm vừa phải, phù hợp cho người mới bắt đầu
Hatha Yoga sẽ giúp bạn tăng cường độ dẻo dai, sức mạnh và loại bỏ các dấu hiệu bệnh tật.
-
Ashtanga Yoga

Ashtanga Yoga được phát triển và phổ biến rộng rãi bởi Sri K Pattabhi Jois từ những năm cuối của thập niên 1940. Ashtanga Yoga bao gồm những chuỗi động tác liên tục kết hợp với hơi thở và di chuyển. Trong Ashtanga Yoga, các tư thế giống nhau được lặp lại theo một trình tự nhất định
- Ashtanga Yoga phù hợp với những ai đang tìm kiếm một cấp độ khó, thử thách cả về mặt thể chất lẫn tinh thần
- Tác dụng của Ashtanga Yoga là tăng cường sức mạnh bên trong cũng như độ dẻo dai của cơ thể.
-
Bikram Yoga – Hot Yoga

Bikram Yoga được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1973 bởi Bikram Choudhury. Trong lớp Bikram Yoga, nhiệt độ phòng duy trì ở mức 400C và độ ẩm 40%
- Phù hợp với những người muốn giảm cân, những người muốn tăng cường hoạt động thể lực
- Tác dụng: Cải thiện hệ tuần hoàn, giải độc cơ thể và giảm cân nhanh
- Tip: Bạn hãy mặc thật nhẹ nhàng thoáng mát, và mang theo một chiếc khăn
-
Power Yoga
Power Yoga được phát triển nhanh trong những năm 1980 bởi Bryan Kest và Beryl Bender Birch, là một hình thức thay thế cho các biện pháp luyện tập thể lực nặng. Power Yoga còn được coi là Cardio Yoga, dựa trên nền tảng Ashtanga Yoga thông qua các động tác nhanh mạnh tạo ra sức nóng và năng lượng giúp đem lại sức mạnh và sự linh hoạt.
- Power Yoga phù hợp với những ai mong muốn thực hiện hoạt động thể chất mạnh như chạy, những người muốn giảm cân, đốt cháy năng lượng, không phù hợp với những ai mới bắt đầu
- Power Yoga giúp làm giảm cholesterol xấu trong máu, làm giảm áp lực máu, tăng cường cức khỏe của hệ thống tuần hoàn
-
Iyenga Yoga
Iyenga Yoga được phát minh bởi B.K.S Iyengar năm 1975. Iyenga Yoga tập trung vào những tư thế duỗi thẳng, và có thể được tập với sự hỗ trợ của các dụng cụ như gạch, ghế, dây….
- Iyenga Yoga phù hợp cho người mới bắt đầu tập Yoga, nếu bạn muốn tập các bài tập nhẹ nhàng với các tư thế cơ bản.
- Lợi ích của Iyenga Yoga: Giải quyết các vấn đề về cổ hoặc lưng, giúp làm giảm lo lắng và mệt mỏi
-
Kundalini Yoga
Trở lại năm 1969, Yogi Bhajan đã mang Kundalini Yoga đến phương Tây. Việc luyện tập bao gồm các tư thế, những kỹ thuật thở linh động, và các bài thánh ca cũng như các câu niệm trong lúc thiền như “Sat Nam ”, có nghĩa là “Tôi là sự thật”. Loại hình yoga này nhằm đánh thức được năng lượng sẵn có ở xương sống cũng như sẽ giúp kéo nguồn năng lượng đó lên thông qua một trong bảy luân xa.
- Kundalini Yoga phù hợp với những ai không thích sự mạnh bạo và tổn hao quá nhiều sức lực trong các động tác nhanh, đặc biệt thích hợp với những ai muốn khai phá sức mạnh trí não hay luyện tập thiền
- Tác dụng chính của Kundalini Yoga: Tăng cường sức mạnh tâm trí và nhận thức cá nhân, giúp bạn hiểu rõ chính con người mình từ sâu thẳm bên trong.
- Tip: Hãy cố gắng giữ cho đầu và xương sống của mình được ấm trong khi tập để bạn có thể tập trung hơn và việc luyện tập sẽ đạt kết quả cao hơn
-
Vinyasa Yoga
Vinyasa Yoga là chuỗi các tư thế di chuyển nhẹ nhàng tạo thành 1 giai điệu uyển chuyển như một bản nhạc, phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác và hơi thở. Vinyasa Yoga được sang tạo bởi Master Krishnamacharya – người được coi là cha đẻ của Yoga hiện đại.
- Vinyasa Yoga là thể loại tương đối khó trong Yoga, phù hợp với những ai muốn cải thiện về sức khỏe tinh thần, cũng như tăng tính linh hoạt uyển chuyển. Nếu bạn muốn những động tác nhẹ nhàng và chậm rãi, hay có bất cứ chấn thương nào ở vai hay gối, thì không nên tham gia lớp này nha
- Tác dụng chính của Vinyasa Yoga: tăng cường sức mạnh các cơ trên toàn cơ thể, làm sạch toàn thân cũng như tâm trí, giúp bạn tập trung hơn.
-
Yin Yoga
Yin Yoga là tập hợp các tư thế giúp cơ thể thư giãn, tăng cường độ dẻo dai. Yin Yoga được giới thiệu lần đầu bởi võ sư Paulie Zink vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước. Đặc trưng của Yin Yoga là các tư thế nằm hoặc các tư thế ngồi để cảm nhận sự tĩnh lặng và làm mát cơ thể
- Yin Yoga phù hợp với những ai có vấn đề về di chuyển, cần hồi phục sau chấn thương, cũng phù hợp cho người mới bắt đầu và người tập thiền định
- Tác dụng của Yin Yoga: giúp tâm trí trở nên tĩnh lặng, ngoài ra yin yoga còn tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự dẻo dai của các mô liên kết
- Tip: Để tập tốt Yin Yoga, nếu bạn là người mới, hãy cố gắng giữ mỗi tư thế 1 phút, sau đó tăng dần thời gian lên
Như chia sẻ ở trên, hiện nay tại Việt Nam, các phòng tập đã thiết kế ra các loại hình Yoga để phù hợp với người tập. Có rất nhiều các loại hình bạn có thể tham khảo như: Body Stretch, Back Bending, Hip Opening… Yogalovers Blog sẽ đi sâu vào các bài tập của loại hình này cũng như lợi ích ở các bài viết sau. Mọi người ủng hộ nhé.
Om… Om…. Om
Namaste!