Lợi Ích Và Cách Thực Hiện Tư Thế Con Đom Đóm

  • Tên tiếng Việt: Tư thế con đom đóm
  • Tên tiếng Anh: Firefly Pose
  • Tên tiếng Phạn: Tittibhasana

Tư thế con đom đóm là tư thế đòi hỏi sức mạnh ở thân trên và sự linh hoạt của bắp tay. Bạn chỉ có thể thực hiện được tư thế này sau khi đã trải qua luyện tập lâu dài, vì thế hãy từ  từ nhé. Sự  cân bằng của cánh tay bắt chước hình ảnh con đom đóm đang bay tạo hình tư thế rất đẹp mắt.

Lợi Ích Và Cách Thực Hiện Tư Thế Con Đom Đóm

Giống như khi thực hành các tư thế Yoga khác, hãy thực hành tư thế con đom đóm sau bữa ăn tầm 4-5 tiếng để đảm bảo thức ăn đã tiêu hóa hết và cung cấp đủ năng lượng cho bạn.

Bạn có thể thực hành vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

  • Trình độ: Trung cấp/Cao cấp
  • Loại hình: Ashtanga Yoga
  • Thời gian giữ: 30-60s
  • Tác động: Cánh tay, cổ tay, khớp, lưng dưới

Cách Thực Hiện Tư Thế Con Đom Đóm.

  1. Bắt đầu tư thế này với tư thế chó cúi mặt
  2. Di chuyển tay bạn sao cho 2 chân ở vị trí ngay trước tay, sau đó đặt 2 bàn tay bạn ngay dưới bắp chân, từ từ nhổm mông về phía sau.
  3. Tách 2 cánh tay cũng như 2 vai ra xa sau đùi. Lòng bàn tay mở úp xuống sàn để đỡ được trọng lượng toàn cơ thể.
  4. Từ từ gập đầu gối như tư thế squat
  5. Khi đã cố định tay, từ từ nhấc chân khỏi sàn và duỗi ra phía trước. Sau đó khi đã ổn định, duỗi thẳng cánh tay. Dần dần siết cơ đùi để nâng thân cao hơn.
  6. Giữ khoảng 30-60s và thả ra.

Lưu Ý Và Chống Chỉ Định Khi Thực Hiện Tư Thế Đom Đóm

Tránh thực hiện tư thế đom đóm nếu bạn gặp phải một trong các tình trạng sau:

– Chấn thương ở vai

– Chấn thương ở cổ tay

– Chấn thương ở khuỷu tay

– Chấn thương ở lưng dưới.

Khi bạn mới tập thực hành tư thế này, bạn sẽ có thể cảm thấy khó khăn. Hãy ngồi trên sàn, mở rộng chân tạo thành một góc 90 độ, sau đó nâng gót chân lên gạch hỗ trợ, ấn lòng bàn tay – đặt giữa 2 chân xuống sàn cho thành thạo.

Tư thế con đom đóm là một tư thế nâng cao, hãy cứ luyện tập, từ từ rồi bạn sẽ thành thạo. J

Tác Dụng Của Tư Thế Con Đom Đóm

  1. Giúp kéo căng cơ lưng
  2. Tăng cường sức mạnh cánh tay và cổ tay
  3. Xoa dịu tâm trí, giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn
  4. Siết cơ bụng, giúp cơ bụng săn chắc, cải thiện hệ tiêu hóa.

Khoa học chỉ ra rằng, tư thế con đom đóm là một tư thế rất khó, chỉ khi bạn có đủ sự tự tin, sự quyết tâm và có khả năng buông bỏ và sự thức tỉnh, bạn mới có thể thực hiện được tư thế này

Bạn cần luyện tập để cải thiện sức mạnh cánh tay, giúp nâng chân lên một cách thăng bằng và ổn định.

Những tư thế trước tư thế con đom đóm

  • Tư thế con đại bàng – Garudasana
  • Tư thế ngồi xổm – Malasana
  • Tư thế con sếu – Bakasana
  • Tư thế cánh bướm – Baddha Konasana

Những tư thế tiếp sau tư thế con đom đóm

  • Tư thế gập người phía trước – Uttanasana
  • Tư thế chó cúi mặt – Adho Mukha Svanasana
  • Tư thế chó ngửa mặt – Urdhva Mukha Svanasana

Giờ bạn đã hiểu qua về tư thế con đom đóm rồi đúng không? Có một sự thật là chỉ có rất ít người có thể thực hiện được tư thế này ngay lần đầu thử, vì thế đừng có nản lòng nhé.

Chúc bạn sớm thành thạo và tìm được niềm vui ở tư thế này.

Namaste!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *